Căng tức sữa sau sinh là một trong những triệu chứng thường gặp ở các mẹ bỉm sữa. Khi bị căng tức sữa, bầu vú mẹ bỉm sữa thường cảm thấy nặng nề và đau rát. Gặp những khó khăn và trở ngại cho trẻ bú. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để điều trị và khắc phục bệnh hiệu quả.
[caption id="attachment_2879" align="aligncenter" width="800"] Sau sinh mẹ bỉm sữa thường gặp vấn đề căng tức sữa[/caption]
Những nguyên nhân gây căng tức sữa sau sinh
Sau sinh khoảng 2 đến 3 tuần, các mẹ bỉm sữa có thể gặp tình trạng căng tức sữa sau sinh. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do:
Mẹ bỉm sữa cho bé bú sai cách
Đối với những mẹ bỉm sữa chưa có kinh nghiệm hoặc mới sinh nở lần đầu chưa biết cách cho bé bú. Nếu mẹ cho bé bú không thường xuyên, bú không đủ hoặc bú sai cách khiến mẹ bị căng tức sữa.
Mẹ bỉm sữa mặc áo ngực không đúng kích cỡ
Sau sinh, ngực của mẹ bỉm sữa sẽ thay đổi kích cỡ nên phải thay đổi và chọn lựa áo ngực cho phù hợp. Tình trạng mẹ mặc áo ngực quá chật không đúng kích cỡ, khiến ngực bị chèn ép. Lâu dần khiến tia sữa bị tắc, không chảy ra ngoài nên ngực bị căng tức.
Ống dẫn sữa bị tắc nghẽn
Mặc dù mẹ bỉm sữa cho trẻ bú đều đặn và đúng cách nhưng vẫn có thể bị căng tức sữa sau sinh. Nguyên nhân lớn nhất là do hệ thống ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Tình trạng này thường gặp ở những bà mẹ đã từng phẫu thuật nâng ngực hoặc độn ngực.
Các dấu hiệu của căng sữa sau sinh
Để tìm cách khắc phục tình trạng căng tức sữa sau sinh, trước hết các mẹ bỉm sữa cần biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh. Dưới đây là những dầu hiệu dễ nhận biết nhất, giúp các mẹ sớm phát hiện ra căng tức và điều trị kịp thời.
- Khi sờ vào bầu ngực, mẹ sẽ cảm thấy ngực có kích thước khá lớn, cứng, nặng và đau nhức xung quanh.
- Đầu ti có cảm giác sưng đau, ửng đỏ khiến mẹ bỉm sữa cảm thấy khó chịu và bứt rứt trong người mỗi khi cho con bú.
- Có một vài trường hợp khi bị căng sữa sau sinh, mẹ bỉm sữa sẽ kéo theo triệu chứng sốt. Cơ thể mệt mỏi và thường xuyên cáu gắt, nóng bức trong người nên cần nhận biết kịp thời. Tìm ra hướng khắc phục để tránh tình trạng stress, trầm cảm sau sinh.
Cách khắc phục và điều trị căng tức sữa sau sinh đúng cách
[caption id="attachment_2881" align="aligncenter" width="800"] Hút sữa là cách giảm căng tức sữa hiệu quả[/caption]
Khi bị căng tức sữa trong những ngày đầu cho con bú, mẹ đừng quá bi quan hay lo lắng mà hãy tìm cách khắc phục. Với những mẹo nhỏ, đơn giản sau sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng căng tức ngực hiệu quả:
- Trước khi cho trẻ bú, mẹ sử dụng một chiếc khăn chườm ấm và đặt lên bầu ngực. Hoặc có thể tắm nước ấm bằng vòi hoa sen. Cách này giúp kích thích các tuyến sữa giãn, ngực giảm căng tức và sữa chảy ra ngoài.
- Mẹ nên thay đổi thói quen cho trẻ bú đều đặn và thường xuyên. Nếu ngực bị căng khi trẻ còn ngủ thì mẹ nên dùng máy hút hoặc vắt sữa ra bình. Trữ sữa sẵn cho con bú vừa giúp cung cấp đủ lượng sữa cần thiết vừa giảm căng sữa hiệu quả.
- Trước và sau khi cho trẻ bú, mẹ nên thực hiện các thao tác massage nhẹ nhàng bầu ngực. Thực hiện thao tác massage xung quanh bầu ngực, xoa bóp nhẹ ngực phía cánh tay và núm vú. Cách này giúp bầu ngực được thư giãn, giảm căng tức và kích thích sữa chảy nhanh hơn.
- Nếu lần đầu cho con bú, trẻ chưa quen và gặp khó khăn với việc ngậm ti thì mẹ dùng tay nắn và vắt nhẹ. Giúp sữa chảy ra, giảm căng tức và giảm đau hiệu quả.
- Khi bầu ngực căng tức bị sưng và đau thì mẹ dùng dùng khăn lạnh, chườm lên bầu ngực 10 phút.
- Đối với tình trạng căng tức sữa do việc mặc áo ngực sai kích thước thì mẹ nên thay đổi kiểu áo. Vừa tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc vừa giảm căng tức sữa sau sinh.
- Thay đổi vị trí và tư thế cho trẻ bú bằng cách nằm nghiêng hoặc ngồi bế trẻ cũng là cách giúp giảm căng sữa.
Sau khi áp dụng các cách giảm căng tức sữa, nếu tình trạng không thuyên giảm mà trở nặng thì mẹ không nên chủ quan. Để xác định chính xác nguyên nhân và tìm được cách điều trị, mẹ bỉm nên tìm đến bệnh viện uy tín thăm khám.
Tóm lại, tình trạng căng tức sữa sau sinh là vấn đề bất cứ mẹ bỉm sữa nào cũng có thể gặp phải. Tùy vào mỗi nguyên nhân và mức độ căng tức sữa mà mẹ bỉm sữa chọn giải pháp phù hợp để khắc phục.
Xem nguyên bài viết tại : Giúp mẹ bỉm khắc phục tình trạng căng tức sữa sau sinh
0 Comments
Đăng nhận xét