BỆNH BẠCH BIẾN (VITILIGO) Ở PHỤ NỮ
Bạch biến là một bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể quay trở lại tấn công chính chủ thể (bệnh tự miễn). Các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào sản xuất sắc tố melanin tạo thành những mảng trắng trên da. Lông, tóc cũng bạc màu ở vùng tương ứng.
Bạch biến có thể đi kèm với các bệnh tự miễn khác như bệnh viêm giá, bệnh rụng tóc alpecia areata, bệnh đái tháo đường, bệnh Addison, và bệnh nhược cơ. Cách thức tiến triển của bạch biến thay đổi rất nhiều; nó có thể chỉ khu trú ở vị trí khởi đầu, hoặc lan rộng ra khắp cơ thể.
Nguy cơ mắc bệnh bạch biến ở phụ nữ
Bạch biến có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường khởi phát trong lứa tuổi từ 2 đến 40. Tất cả mọi chủng tộc đều có thể bị. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có da sạm màu, bạch biến sẽ dễ nhận thấy hơn do sự tương phản của màu da.
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh bạch biến
Bạch biến thường ảnh hưởng đến những vùng da bị sang chấn (trauma), đặc biệt ở da mặt, ngực, bàn tay, nách, và bẹn. Tổn thương có thể lan rộng ở cả 2 bên cơ thể hay chỉ ở một bên của cơ thể, hoặc khu trú ở một vùng duy nhất mà thôi.
Có thể quan sát thấy các vùng da trắng bờ rõ nét. Nếu vùng da tổn thương có lông, lông cũng bị bạc màu theo.
Thỉnh thoảng có thể thấy halo nevi, là một mụn cóc bao quanh bởi quầng da bạc màu.
Hướng dẫn tự chăm sóc bệnh bạch biến
Để bảo vệ da chống cháy nắng, đặc biệt ở những vùng bị tổn thương, cần thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Tránh ánh nắng giữa trưa (10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
+ Bôi kem chống nắng SPF 45.
+ Mặc áo và đội nón bảo vệ.
+ Thoa Dermablend hoặc Covermark để hóa trang vùng da bạc màu (depigmented) patches.
Khi nào cần thăm khám bệnh bạch biến ở phụ nữ
Bạch biến không cần điều trị, nhưng nên được bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại nếu tổn thương lan rộng và gây phiền toái về phương diện thẩm mỹ.
Các phương thức điều trị bệnh bạch biến
Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:
+ Kem hoặc thuốc mỡ chứa steroid thoa tại chỗ để giúp phục hồi lại màu sắc của da. Các thuốc này cần sử dụng rất thận trọng do nguy cơ tổn thương mô (teo da) khi dùng lâu dài, đặc biệt ở mặt hoặc các vị trí nếp xếp của da.
+ Các thuốc bôi tại chỗ không steroid, như tacrolimus và pimecrolimus có thể hữu ích do có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành ung thư.
+ Điều trị bằng tia cực tím (UV) cho các tổn thương không ảnh hưởng đến khớp.
+ Đối với những tổn thương rất lớn và lan rộng ở bệnh nhân da sậm màu, dùng hóa chất tẩy trắng (depi-gment) để bôi vào vùng da bình thường còn sót lại.
+ Ghép da bề mặt (Superficial skin grafts), đặc biệt ở những vị trí khó điều trị, như tại các khớp chẳng hạn.
HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT Ở PHỤ NỮ
Hội chứng tiền kinh nguyệt (Permenstrual Syndronme - PMS) xảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nạng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và công việc của phụ nữ ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây tiền kinh nguyệt ở phụ nữ
Cho đến nay, người ta chưa xác định được nguyên nhân gây ra Hội chưng tiền kinh nguyệt mà chỉ đưa ra một số giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến Hội chứng tiền kinh nguyệt như sau:
+ Nhiều nghiên cứu cho thấy có liên quan giữa sự thay đổi nồng độ của progesteron và estrogen cuối chu kỳ kinh nguyệt và hội chứng tiền kinh nguyệt. Mấy ngày trước khi hành kinh, lượng estrogen và progesteron giảm xuống dưới mức trung bình. Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra trong các trường hợp: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, buồng trứng còn hoạt động bình thường, nghĩa là vẫn còn rụng trứng, vẫn tiết ra nội tiết tố nữ. trái lại, trong thời gian mang thai, khi dùng thuốc tránh thai và ở tuổi mãn kinh không có hội chứng tiền kinh nguyệt.
+ Các công tình nghiên cứu khác lại cho thấy Hội chứng tiền kinh nguyệt có liên quan đến sự thay đổi chất serotonin trong não: serotonin điều hòa sự sản xuât estrogen và progesteron, khi nồng độ serotonin thấp kéo theo chậm rụng trứng và giảm nồng độ hai chất nội tết tố nữ, gây ra Hội chứng tiền kinh nguyệt.
+ Các yếu tố khác như: Phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh, ít vận động cơ thể, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin E, B6, thiếu các chất khoáng magie, mangan, uống nhiều cà phê, ăn mặn hay ngọt, căng thẳng thần kinh... có thể làm cho triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng lên.
Biểu hiện của Hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ
Ở những phụ nữ bị Hội chứng tiền kinh nguyệt, gần đến ngày hành kinh sẽ có các biểu hiện như sau:
+ Thay đổi về cảm xúc: thấy khó chịu, bực bội trong người, dễ cáu gắt, cảm giác bồn chồn, lo lắng, buồn phiền, kém tập trung, hay quên...
+ Thay đổi về thể chất: mệt mỏi, thèm món ăn ngọt, đầy bụng, nhức đầu, mất ngủ, bốc hỏa trên mặt, đau nhức khắp cơ bắp, đau bụng dưới, trở ngại tình dục, nổi mụn trứng cá trên mặt, phù nhẹ bàn chân, bàn tay, thích ở một mình, không hứng thú mọi công việc.
Tùy theo mỗi cá thể mà triệu chứng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau: đối với nhiều người, Hội chứng tiền kinh nguyệt gây rất khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, sinh hoạt; ở phụ nữ sắp mãn kinh, triệu chứng kéo dài suốt những ngày hành kinh. Trầm trọng hơn, có khoảng 3 - 8% phụ nữ bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder) có thể do giảm nồng độ serotonin gây ra, với các triệu chứng nặng như: có những cơn hoảng hốt, căng thẳng và lo âu, buồn rầu tuyệt vọng, dễ khóc, dễ giận dữ gây sự với những người xung quanh, hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với mọi quan hệ giao tiếp, khó tập trung suy nghĩ, thấy mệt mỏi rã rời, mất ăn, mất ngủ, thậm chí có ý nghĩ tự tử; nhũ hoa cương cứng, nhức đầu, chóng mặt, đau nhức xương khớp... Ngược lại, một số người chỉ cảm thấy khó chịu thoáng qua vài giờ trước khi có kinh.
Đọc nguyên bài viết tại : Chương 3.8: Bệnh bạch biến ở và hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ
0 Comments
Đăng nhận xét