Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Để chào đón thành viên mới của gia đình thì chế độ chăm sóc bà bầu đặc biệt quan trọng. Sức khỏe của mẹ bầu có tốt thai nhi mới được phát triển toàn diện nhất. Dưới đây là bài viết mà Bảo Hà Spa đã tổng hợp lại về những kiến thức chăm sóc bà bầu khoa học và an toàn. Cùng theo dõi ngay nhé!

Cẩm nang chăm sóc bà bầu trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên

Sự thay đổi về sinh lý của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên của thai kỳ) bà bầu lúc này không có cảm giác gì đặc biệt. Thậm chí, nhiều mẹ vẫn chưa biết rằng mình đã mang thai. Bởi độ to nhỏ tử cung vẫn chưa có nhiều sự thay đổi khác biệt so với khi chưa mang thai.

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, buồn trứng sẽ tiết ra hoocmon hoàng thể. Đây là loại hoocmon giúp kích thích tuyến vú phát triển. Lúc này, bà bầu sẽ cảm thấy bầu vú hơi căng hay đầu vú trở nên nhạy cảm và sẫm màu. Chỉ cần chị em chạm nhẹ vào bầu vú trong tháng đầu tiên thai kỳ cũng thấy đau, nhức.

Bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ, kinh nguyệt của mẹ bầu sẽ biến mất. Đặc biệt trong giai đoạn này, chị em sẽ xuất hiện những triệu chứng ốm nghén như: buồn nôn, ói mửa, chán ăn, thèm của chua… Đây là dấu hiệu ốm nghén trong thai kỳ mà hầu hết chị em nào cũng gặp phải.

Tuy nhiên cũng có một số mẹ lại không hề có bất kỳ phản ứng ốm nghén thai kỳ nào. Nguyên nhân do hoocmon, tử cung to ra đã chèn ép bàng quang. Tháng thứ 2 thai kỳ, số lần đi tiểu của chị em cũng bắt đầu tăng lên. Đặc biệt, hệ thần kinh của bà bầu cũng bắt đầu trở nên nhạy cảm, khó chịu, tinh thần cũng dễ lo âu, buồn bực, nóng nảy…

Sang tháng thứ 3 của thai kỳ tử cung của mẹ sẽ to bằng nắm tay. Bầu vú của mẹ bầu trong tháng thứ 3 sẽ có cảm giác căng, quần vú càng sẫm màu hơn. Trong giai đoạn này hiện tượng ốm nghén cũng trở nên cao trào. Do sự thay đổi hooc môn, tâm trạng của thai phụ sẽ thường xuyên lo âu, buồn bục, bất an hơn nhiều.

Cách chăm sóc bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu cần phải đảm bảo đầy đủ các chất đạm, chất béo, canxi, sắt, khoáng chất… Đặc biệt việc bổ sung axit Flolic trong giai đoạn này rất quan trọng. Vì khi bà bầu thiếu axit floic gây khiếm khuyết ống thần kinh, thoát vị não hay làm tăng nguy cơ dị tật, sứt môi, hở hàm ếch cho bé sau khi sinh. Vì thế, mỗi ngày mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp vào cơ thể 400mcg axit flolic là tốt nhất.

Do ảnh hưởng của dấu hiệu “ốm nghén” nên bà bầu cần chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày để tránh buồn nôn. Mẹ hãy bổ sung vào cơ thể các loại trái cây, thực phẩm như cam, táo, bánh quy… để giảm tình trạng ốm nghén khi mang bầu. Thêm nữa, trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ nên tránh các loại thực phẩm dễ gây sảy thai như: rau ngót, rau sam, mướp đắng, dứa, đu đủ xanh… hay các loại đồ uống kích thích từ bia rượu, đồ uống có ga, cồn…

Chế độ sinh hoạt cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu sẽ có nhiều mệt mỏi, áp lực vì thế các mẹ hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn. Nếu mẹ bầu phải đi làm xa hoặc làm ở những môi trường làm việc không tốt thì nên suy nghĩ kỹ lưỡng về vấn đề này tránh ảnh hưởng đến bản thân và em bé.

Mỗi ngày mẹ cũng nên dành 20-25 phút đi bộ, tập Yoga nhẹ nhàng. Như vậy sẽ giúp cơ thể của mẹ bầu dồi dào khí oxy hơn, làm dịu hệ thần kinh và tăng oxy cho thai nhi.

[caption id="attachment_2062" align="aligncenter" width="800"]Trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để tiện theo dõi sự phát triển của thai nhi Trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để tiện theo dõi sự phát triển của thai nhi[/caption]

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người chồng cần phải làm gì?

3 tháng đầu thai kỳ chồng cần bắm bắt cách chăm sóc bà bầu như sau:

  • Quan tâm đến vợ nhiều hơn, giúp vợ của mình giảm bớt áp lực về tâm lý. Người chồng hãy cùng vợ vạch ra kế hoạch chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt của vợ.
  • Chồng nên dành nhiều thời gian đưa vợ đi khám thai theo định kỳ 1 tháng/lần. Như vậy vừa thể hiện được sự quan tâm dành cho vợ vừa theo dõi được sự phát triển của thai nhi toàn diện hơn.
  • Do ốm nghén nên mẹ bầu rất dễ chán ăn. Vì thế, người chồng hãy chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của vợ nhiều hơn để cả mẹ và con được phát triển khỏe mạnh nhất
  • Người chồng hãy tích cực học cách làm việc nhà nhiều hơn. Hãy tranh thủ thời gian để giúp vợ dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu cơm…
  • Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đẻ tránh nguy cơ sảy thai, người chồng đặc biệt lưu ý không nên quan hệ tình dục.

Cách chăm sóc bà bầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai

Sự thay đổi sinh lý của bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ hai hay còn gọi là 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4, tháng thứ 5 và tháng thứ 6). Bước sang thứ 4 của thai kỳ, bụng của mẹ bầu đã bắt đầu nhô ra rõ rệt. Tháng thứ 5 thai kỳ, ngoại hình của mẹ bầu bắt đầu thay đổi rõ rệt. Lúc này, tử cung của mẹ đã to ra nên bụng dưới cũng nhô ra, chiều cao của đáy tử cung ngang với phần rốn. Phần ngực, mông của mẹ bầu đều nở ra, lớp mỡ dưới da sẽ dày lên, thể trọng cũng tăng lên. Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, sắc tố ở mặt, quầng vú, âm hộ của mẹ bầu vẫn tiếp tục sẫm màu. Ngực của mẹ bầu cũng bắt đầu tiết ra sữa non.

Sang thứ 6 của thai kỳ, tử cung của mẹ bầu to ra thấy rõ. Phần chiều cao của tử cung sẽ tầm 18-20cm so với khớp mu. Tuy nhiên trong tháng thứ 6 này do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoảng dưới làm cho máu ứ lại ở phần khoảng chậu và mạch máu của chi dưới. Khi máu không lưu thông được, áp lực tăng cao nên thai phụ dễ bị phù nề, tê bì tay chân, đau nhức mỏi cổ vai gáy, lưng hông.

Cách chăm sóc bà bầu giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, cân nặng hợp lý cho bà bầu là nên tăng từ 3-4kg nữa, chế độ dinh dưỡng cũng cần phải đảm bảo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 4 nhóm thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung vào cơ thể trong 3 tháng giữa thai kỳ này bao gồm:

  • Nhóm chất bột: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin, chất xơ: rau xanh, hoa quả…

Ngoài ra trong tháng thứ 4, tháng thứ 5 và tháng 6 của thai kỳ cơ thể của mẹ bầu cũng cần cung cấp đầy đủ lượng vitamin dồi dào như; chất sắt, canxi, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E và beta – carotene. Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp đủ 2550kcal, cao hơn so với những ngày bình thường từ 300-350kcal. Bởi thế, yêu cầu về chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng cao hơn.

Nếu như trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ chỉ cần bổ sung từ 1,5 -2 lít nước/ngày thì 3 tháng giữa thai kỳ này mẹ cần phải cung cấp ít nhất là 2 lít nước/ngày. Việc cung cấp đủ nước rất quan trọng để cân bằng được với lượng nước ối trong cơ thể của mẹ bầu.

Nhiều mẹ bầu thường sử dụng các loại thuốc bổ, các viên vitamin cũng rất tốt. Tuy nhiên trước khi sử dụng bà bầu đặc biệt lưu ý đúng theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

Chế độ sinh hoạt của bà bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ, bà bầu nên lưu ý lúc này bụng bầu đã to lên, đừng cố ép mình mặc những bộ đồ chặt. Thay vào đó hãy lựa chọn những bộ đồ bầu sao cho thoải mái, rộng rãi tiện cho việc hoạt động hàng ngày nhất.

Tương tự như 3 tháng đầu thai kỳ, chuyển sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai bà bầu hãy duy trì thói quen đi bộ, tập Yoga nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Mẹ bầu cũng có thể tham gia một lớp học thể dục tiền sản hay đến các Spa chăm sóc bầu để được thư giãn, massage trị đau nhức mỏi lưng hông, cổ vai gáy, tê bì tay chân sẽ rất tốt.

Đặc biệt giai đoạn giữa thai kỳ mẹ bầu rất dễ gặp một số bệnh như táo bón, khó tiêu… Vì thế, hãy bổ sung vào cơ thể nhiều loại rau xanh, hoa quả và uống thật nhiều nước. Nếu cơ thể có những triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để tránh nguy hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

[caption id="attachment_2063" align="aligncenter" width="800"]Để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên thường xuyên tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe Để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên thường xuyên tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe[/caption]

Chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ, người chồng cần phải làm gì?

  • Người chồng hãy dành thời gian đưa vợ đi khám thai định kỳ
  • Trao đổi cùng vợ lên kế hoạch giáo dục thai nhi một cách kế hoạch. Mỗi buổi tối hãy nhắc vợ cho thai nhi nghe những bản nhạc du dương, thường xuyên trò chuyện với thai nhi để con cảm nhận được sự quan tâm từ bố mẹ
  • Chồng nên tham khảo những chế độ dinh dưỡng cho cho bà bầu để tránh vợ bổ sung thiếu chất hoặc thừa chất không tốt cho thai nhi

Chăm sóc bà bầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba

Sự thay đổi sinh lý của bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) là giai đoạn cơ thể của mẹ sẽ thường xuyên xuất hiện những dấu hiệu đau nhức lưng hông, mỏi cổ vai gáy hay tê bì tay chân rõ rệt nhất. Một phần do thai nhi phát triển, bụng nhô ra khiến mẹ bầu phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về phía trước, vai hạ xuống, sống lưng phải đưa về trước mới cân bằng được cơ thể.

Đặc biệt có đến 99,9% trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ xuất hiện các vết rạn da trên da bụng, mông, đùi, bắp tay và bắp chân. Những vết rạn da không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía khiến chị em cảm thấy tự ti.

Cách chăm sóc bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ vẫn phải đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng. Mẹ bầu cần cân đối giữa chất đạm, chất béo, đường bột và các loại vitamin, khoáng chất… Trong đó:

  • Chất đạm có nhiều trong trứng, thịt lợn, thịt bò, sữa,…
  • Chất béo có nhiều trong lạc, vừng, dầu, mỡ
  • Chất bột có nhiều trong gạo, ngô, khoai, ngũ cốc,…
  • Vitamin có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả tươi
  • Sắt có nhiều trong các loại rau xanh thẫm, gan, tim lợn…
  • Canxi có nhiều trong sữa, trứng gà, tôm, cua,…
  • Cung cấp đủ nước từ 2-2,5 lít mỗi ngày
  • Tránh thực phẩm có hại như đồ hộp, thức ăn chiên rán…

Chế độ sinh hoạt của bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

  • Vào những tháng gần cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thường xuyên hơn để bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, chuẩn bị thật tốt cho những ngày sinh nhật sắp tới.
  • Khi nghỉ ngơi, mẹ bầu hãy gác chân lên gối, tốt nhất là nên nằm nghiêng sang bên trái. Cách này sẽ giúp cho mẹ bầu tăng cường được sức chịu đựng đồng thời tăng cường lượng máu trong cơ thể.
  • Để việc sinh nở dễ dàng hơn, mẹ bầu nên đi bộ sau bữa cơm tối từ 15-30 phút giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ này, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần. Tốt nhất là mẹ bầu hãy bỏ ngoài tai những chuyện bực mình, khó chịu và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Mẹ bầu không nên quan hệ tình dục vì những tháng gần cuối thai kỳ dễ gây co bóp tử cung, dễ sinh non.
  • Mẹ bầu nên sắp xếp thời gian để nghỉ 4 tuần lễ trước khi sinh và chuẩn bị những thứ cần thiết đón chào em bé ra đời.

Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ, chồng cần phải làm gì?

  • Người chồng nên dành 15-20 phút mỗi ngày massage nhẹ nhàng tay chân, lưng hông, cổ vai gáy cho vợ của mình. Như vậy, mạch máu sẽ nhanh lưu thông, tăng cường được sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng, stress cho cơ thể của mẹ bầu những tháng gần cuối thai kỳ.
  • Khi vợ của mình mang thai ở những tháng gần cuối thai kỳ, người chồng cần phải tích cực học hỏi những kiến thức có liên quan đến cách chăm sóc vợ của mình.
  • Người chồng cần cố gắng làm tốt tất cả những công việc trong gia đình, dù là những việc đơn giản. Vì trong khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm này, bà bầu sẽ rất mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng.

Trên đây là bài viết tổng hợp lại những kiến thức chăm sóc bà bầu trong suốt thai kỳ khoa học và an toàn nhất. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.

Xem bài nguyên mẫu tại : Cẩm nang chăm sóc bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ